image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Giới thiệu về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Để bảo đảm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật minh bạch, thuận tiện cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp trong việc dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng, năm 2012, Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành, quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật theo các đề mục, chủ đề, tạo thành Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật. Tính đến tháng 7/2022, các bộ, ngành đã hoàn thành 250/271 đề mục của Bộ pháp điển và được đăng trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn). Đối với 21 đề mục còn lại, hiện nay, các bộ, ngành đang tích cực thực hiện   dự kiến hoàn thành trong năm 2022. Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức giới thiệu, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển để các cá nhân, tổ chức sớm tiếp cận, khai thác sử dụng Bộ pháp điển. Tuy nhiên, Bộ pháp điển là sản phẩm mới với khối lượng đồ sộ, do đó, việc tuyên truyền giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để tiếp tục nâng cao hơn nữa kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ pháp điển cho công chức của các bộ, ngành cũng như kỹ năng phổ biến pháp luật về pháp điển, hướng dẫn khai thác, sử dụng bộ pháp điển cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, việc xây dựng Đề cương kỹ năng nghiệp vụ làm công tác pháp điển  cách thức khai thác, sử dụng Bộ pháp điển  ý nghĩa quan trọng. Qua đó, thúc   đẩy việc tra cứu các quy định của pháp luật, nâng cao hiểu biết về pháp luật góp phần bảo đảm việc áp dụng và thi hành pháp luật được hiệu quả.


Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh pháp điển quy định: “Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”.

Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành là các văn bản sau:

-   Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

-    Các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực.

- Quan niệm về pháp điển và cách thức thực hiện pháp điển hiện nay trên thế  giới khá đa dạng. Mỗi nước có cách thực hiện pháp điển khác nhau phụ thuộc vào tình trạng hệ thống văn bản sự quyết tâm của mỗi nước.

- Tuy nhiên, có thể chia thành hai loại pháp điển chính là pháp điển về nội dung và pháp điển về hình thức.

+ Pháp điển về nội dung: là hoạt động pháp điển theo đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành xây dựng, ban hành văn bản QPPL mới trên cơ sở tập hợp, sắp xếp lại quy định trong các văn bản QPPL hiện hành, loại bỏ các quy định không phù hợp, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn. Pháp điển về nội dung mang tính sáng tạo pháp luật, kết quả là các đạo luật chứa đựng các quy định mới được ban hành. Về bản chất, pháp điển về nội dung là một dạng cụ thể, đặc thù của hoạt động lập pháp.

Có thể xem việc xây dựng các bộ luật như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động… ở nước ta thời gian qua là những ví dụ cụ thể của hoạt động pháp điển về nội dung.

+ Pháp điển về hình thức: là hoạt động pháp điển theo đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tập hợp, sắp xếp các QPPL trong các văn bản QPPL hiện hành theo một cấu trúc mới (thông thường là Bộ pháp điển), có thể thực hiện những căn chỉnh về kỹ thuật, cách thức diễn đạt nhưng không làm thay đổi nội dung và trật tự hiệu lực của các quy định. Pháp điển về hình thức không tạo ra quy định pháp luật mới.

Bộ pháp điển là hình thức phổ biến hiện đang được các nước sử dụng để chứa đựng các QPPL sau khi pháp điển. Tùy thuộc vào quan điểm và cách thức thực hiện pháp điển mà cấu trúc, kỹ thuật thực hiện và giá trị pháp lý của Bộ pháp điển các nước có sự khác nhau.

Như vậy, hoạt động pháp điển hiện nay ở Việt Nam hiện nay là pháp điển về hình thức, theo đó cơ quan có thẩm quyền tập hợp, sắp xếp đầy đủ các QPPL đang còn hiệu lực vào Bộ pháp điển theo trật tự hợp lý; chưa đặt ra việc sửa đổi, bổ sung các QPPL hay thay thế hệ thống văn bản QPPL hiện hành.

Việc lựa chọn pháp điển về hình thức là phù hợp với thực trạng hệ thống pháp luật cũng như tình hình phát triển kinh tế - hội của Việt Nam hiện nay.

Với khối lượng văn bản lớn, thường xuyên thay đổi, nếu thực hiện pháp điển về nội dung sẽ khó khả thi. Thực hiện pháp điển về hình thức có thể đáp ứng được yêu cầu cấp bách là xây dựng một Bộ pháp điển tập hợp theo một trật tự hợp lý toàn bộ các QPPL để phục vụ nhu cầu tra cứu trong áp dụng, thực hiện pháp luật. Còn việc sửa đổi, bổ sung các QPPL hiện hành vẫn tiến hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL bình thường. Khi có văn bản mới được ban hành, có văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ thì sẽ thực hiện cập nhật vào Bộ pháp điển.

Vai trò, ý nghĩa của pháp điển hệ thống QPPL

- Giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong việc tìm kiếm, tra cứu các quy định của pháp luật

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.

- Góp phần nâng cao tính thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống    quy phạm pháp luật cũng như tạo thuận lợi trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật:

+ Pháp điển góp phần phát hiện các QPPL có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế để kịp thời sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ, thay thế cho phù hợp.

+ Pháp điển góp phần phát hiện những khoảng trống pháp luật để kịp thời ban hành văn bản bổ sung cho phù hợp, đầy đủ.

+ Pháp điển góp phần phát hiện các văn bản không còn được áp dụng trên thực tế để kịp thời ban hành văn bản bãi bỏ theo quy định.

+ Pháp điển hệ thống QPPL tạo thuận lợi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Như vậy, Bộ Pháp điển là tập hợp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành; các quy phạm pháp luật được sắp xếp theo một cấu trúc logic, khoa học, thống nhất; giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các quy định của Pháp luật. Bộ Pháp điển là sản phẩm chính thức của Nhà nước, được khai thác, sử dụng miên phí./.

Ngọc Ánh

SỞ TƯ PHÁP TỈNH LONG AN

Chịu trách nhiệm chính: Bà Phan Thị Mỹ Dung - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Tư pháp
Địa chỉ: 151 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 1, Tp.Tân An, Long An 

Điện thoại: Văn Phòng Sở (0272) 3829522. Phòng PBGDPL - Ban Biên tập Website(0272) 3837 736 * Email: phongpbgdpl@longan.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang