-
Ngày 11/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 128/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Theo đó, việc xác định lương tối thiểu vùng theo đơn vị hành chính cấp huyện sẽ chuyển sang xác định theo đơn vị hành chính cấp xã và danh sách sắp xếp theo 4 vùng cũng được điều chỉnh.
-
Ngày 15/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP về tinh giản biên chế, có hiệu lực từ ngày 16/6/2025. Nghị định quy định chính sách cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nghỉ ngay kể từ khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Ngày 04/4/2025 Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 08/2025/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2025. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp mới áp dụng từ 20/5/2025.
Quyết định này quy định về đối tượng được hưởng bồi dưỡng giám định tư pháp; chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp.
-
Ngày 15/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 và bổ sung Điều 7a, 7b quy định cụ thể chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi trong các trường hợp: do sắp xếp tổ chức bộ máy; do tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm hoặc đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm.
-
Ngày 17/1/2025, Bộ Nội vụ hành Thông tư số 1/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Nhằm tăng cường việc triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật bảo đảm người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Ngày 31/12/2024, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2617/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2025. Theo đó, Kế hoạch tập trung thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ như:
-
Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
-
Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
-
Ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 với 8 nhóm chính sách lớn.
-
Thời gian qua, việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều bất lợi đã tác động tiêu cực nhất định, cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp; đan xen cả cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến tình hình phục hồi sản xuất, kinh doanh trong nước đã làm số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tăng chậm; các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn làm suy giảm khả năng thanh toán và mất cân đối dòng tiền, dẫn đến chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, trong đó chủ yếu tiền chậm nộp mang tính chất “luân phiên”. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN với số tiền lớn, thời gian kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động trên địa bàn tỉnh.
|