image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Bộ Tư pháp: Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2025

Nhằm tăng cường việc triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật bảo đảm người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Ngày 31/12/2024, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2617/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2025. Theo đó, Kế hoạch tập trung thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ như:

 

Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; chú trọng các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý là nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số) là nạn nhân trong các vụ việc bạo lực, mua bán người.

Tập trung đẩy mạnh công tác quản lý và thực hiện công tác đánh giá, thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, đánh giá hiệu quả vụ việc tham gia tố tụng để xác định vụ việc tham gia tố tụng thành công đối với những vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

Cung cấp danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan điều tra Công an tỉnh, Cơ quan điều tra Công an cấp huyện, Công an cấp xã, Đồn Công an, Đồn Biên phòng, Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý và giới thiệu người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người dân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, trong đó có người khuyết tật.  Truyền thông về quyền của người khuyết tật và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý, các vụ việc tham gia tố tụng thành công trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông khác phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật.

Biên soạn và phát hành các tài liệu truyền thông có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý và hướng dẫn cách thức yêu cầu trợ giúp pháp lý khi có vướng mắc pháp luật.

Hưởng ứng “Ngày Người khuyết tật Việt Nam” và “Ngày Quốc tế người khuyết tật”: Đăng tải các tin, bài viết về người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý, đặc biệt trong dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Quốc tế về Người khuyết tật (03/12) trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp https://moj.gov.vn, Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam https://tgpl.moj.gov.vn, Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các hoạt động khác về trợ giúp pháp lý phù hợp với tình hình thực tế.

Xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về trợ giúp pháp lý cho người có uy tín trong cộng đồng, người làm công tác xã hội, cán bộ cơ sở, trong đó lồng ghép quyền được trợ giúp pháp lý của người người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý trong đó có trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Bộ Tư pháp giao Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và báo cáo việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi cả nước. Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Cục Trợ giúp pháp lý trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật chung hoặc Kế hoạch về thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý (tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương) và tổ chức thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi địa phương mình, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện Kế hoạch này trước ngày 30/10/2025;…/.

PBLA

 

1 2 3 4 5  ... 

SỞ TƯ PHÁP TỈNH LONG AN

Chịu trách nhiệm chính: Bà Phan Thị Mỹ Dung - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Tư pháp
Địa chỉ: 151 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 1, Tp.Tân An, Long An 

Điện thoại: Văn Phòng Sở (0272) 3829522. Phòng PBGDPL - Ban Biên tập Website(0272) 3837 736 * Email: phongpbgdpl@longan.gov.vn

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang